Thương hiệu & Phân khúc
1. CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU PIANO
Từ xa xưa, âm nhạc đã tồn tại dưới nhiều hình thức và luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống lao động cũng như đời sống tinh thần của con người. Mỗi thời kỳ lịch sử, loài người đều có những phát minh, chế tác nhạc cụ từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như đá, gỗ, xương động vật, kim loại…; một trong những nhạc cụ có dây đầu tiên ra đời là Psaltery/Harp (đàn hạc). Khung đàn hạc được hình thành dựa vào cao độ và độ dài từng dây, tạo viền cong hài hòa. Về sau khung đàn Piano cũng được định hình như đường cong của đàn hạc.
Đàn Hạc (Harp/ Psaltery)
Ở phương Tây xuất hiện nhạc cụ thuộc bộ gõ tên Dulcimer hoạt động theo nguyên tắc: người chơi dùng 2 búa gỗ gõ lên dây đàn để tạo âm thanh. Thế kỷ 14-15, đàn Clavichord và Harpsichord ra đời, gần giống Grand Piano ngày nay, có 3-6 chân trụ, 1- 2 tầng phím. Thế kỷ 16, đàn Vertical Piano ra đời, gần giống Upright Piano ngày nay, thùng đàn cao hình chóp đứng. Thế kỷ 18, nhà chế tác nhạc cụ Bartolomeo Cristofori (người Ý) lấy ý tưởng từ đàn Harpsichord ông cho ra đời Cristofori PianoForte giống đàn Grand Piano ngày nay, có 3 chân trụ, 1 tầng phím.
Nghệ sỹ Piano, nhà chế tác Bartolomeo Cristofori
TTừ đó, nhiều nhà chế tác nhạc cụ đương thời cho đến nay đã liên tục bổ sung sáng chế và cải tiến Piano của Bartolomeo Cristofori để tạo nên những chiếc Piano mang âm hưởng đẹp hơn, mang dấu ấn đặc trưng theo trình độ tay nghề của họ. Khi làm như vậy, họ luôn mong muốn được ghi nhận, lưu truyền danh tiếng và nhiều người biết đến sản phẩm của mình. Từ đó nhiều hình thức đặt tên cho chiếc Piano cũng trở nên phổ biến. Rồi dần trở thành thương hiệu khi chúng được đông đảo nghệ sĩ, thính giả Piano ưa chuộng rộng rãi tại một khu vực địa lý nhất định hoặc toàn cầu.
Có 04 cách đặt tên thương hiệu phổ biến cho chiếc Piano:
- Theo tên nhà chế tác, có thể là tên của 1-2 người.
- Theo tên nhà chế tác & Sons/Sohn khi có sự kế thừa bởi thế hệ con cháu của họ.
- Theo tên nhà chế tác & Co khi có sự kế thừa bởi công ty nhạc cụ gồm nhiều nhà chế tác/kỹ thuật viên hoặc có thể là công ty khác ngành.
- Theo tên nơi chốn hoặc khu vực địa lý có ý nghĩa lịch sử, văn hóa.
2. CÁCH NHẬN BIẾT PIANO THUỘC PHÂN KHÚC NÀO?
Thời kỳ hội nhập kinh tế những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam cùng sự phát triển chính trị, việc mở rộng giao lưu văn hóa đã có những bước đột phá trong nghệ thuật. Đặc biệt trong lĩnh vực dạy và học Piano. Việt Nam đã đưa nhiều tài năng trẻ, nghệ sĩ ra nước ngoài du học, tranh tài Quốc tế và gặt hái nhiều thành tựu.
Từ đó, trào lưu học Piano ở các thành phố lớn nở rộ mạnh mẽ, thị trường mua bán Piano cũng trở nên sôi động, chủ yếu là đàn Piano đã qua sử dụng (piano cũ) nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và một số ít từ Mỹ và châu Âu. Thương hiệu phổ biến có thể kể đến như Yamaha (Nhật Bản) – sản xuất ở Nhật, Indonesia, Trung Quốc; Kawai (Nhật Bản); Schwester (Nhật Bản)… và nhiều thương hiệu ngoại dòng nội địa khác của Nhật; Samick (Hàn Quốc); Young Chang (Hàn Quốc)…
Hiện nay thị trường Piano Việt Nam dần chuyển sang giai đoạn mới với nhiều thương hiệu Piano nổi tiếng & uy tín thế giới được nhập khẩu nguyên chiếc (nguyên thùng) trực tiếp từ nhà máy, brand new (mới 100%) có giá dao động từ 100 triệu vnd đến hàng triệu usd.
Để nhận biết chiếc Piano mình đang sở hữu thuộc phân khúc nào, liệu chiếc Piano đó có đang phục vụ tối ưu nhu cầu hiện tại và giúp người mua hiểu rõ đặc điểm từng phân khúc, dễ dàng chọn lựa chiếc đàn phù hợp với thẩm mỹ âm thanh và trình độ. Qua quá trình nghiên cứu và đúc kết thực tiễn, TED SAIGON xin giới thiệu bảng phân khúc Piano như bên dưới để chúng ta cùng tham khảo: