Những thương hiệu piano Âu-Á-Mỹ “Made in china” |
Theo số liệu thống kê của China Art Association (Hiệp hội nghệ thuật Trung Quốc) và Daxue Consulting (Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường tài chính), các gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc chú trọng đầu tư việc học âm nhạc cho con cái của họ ngày càng nhiều, đặc biệt là Piano.
Số liệu gần nhất (năm 2018), Trung Quốc có khoảng 50 triệu trẻ em đang theo học các bộ môn nhạc cụ khác nhau. Các nhà máy sản xuất nhạc cụ tại Trung Quốc cũng phát triển mạnh, đứng đầu thế giới. Riêng Piano, số lượng đàn được sản xuất và xuất khẩu ra thị trường thế giới chiếm gần 80%, bao gồm thương hiệu nội địa và các thương hiệu ngoại nhập Âu-Á-Mỹ.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài và sức cạnh trạnh quá lớn về giá và chất lượng của piano được sản xuất từ Châu Á (China, Indonesia, Korea, Japan), số lượng nhà sản xuất piano tại châu Âu đã giảm đáng kể. Số lượng đàn có nguồn gốc từ Châu Âu xuất ra thị trường toàn cầu giảm 70%.
Tính hết năm 2013, cứ 100 gia đình ở Trung Quốc thì có 3 gia đình sở hữu Piano và con số này đã tăng gấp 4 đến năm 2020. Tuy nhiên vẫn còn thấp so với các quốc gia/vùng lãnh thổ khác như Nhật, Châu Âu, Hoa Kỳ (20-30 chiếc Piano/100 gia đình). Vì vậy, sức tiêu thụ của thị trường piano Trung Quốc vẫn còn rất lớn, đó cũng là lý do mà nhiều hãng piano châu Âu đầu tư cơ sở sản xuất hoặc hợp tác với các nhà máy piano của Trung Quốc để sản xuất tại chỗ.
Một thống kê khác của thời báo China Daily, riêng thị trường nhạc cụ tỷ đô của Trung Quốc, hiện tại có khoảng 6.000 công ty sản xuất lớn nhỏ khác nhau, số lượng này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng (cả các nhà sản xuất nhạc cụ nội địa và cả các nhà sản xuất Quốc tế).
Trung Quốc thực sự đã là công xưởng quốc Tế khi hầu hết các hãng sản xuất đều có mặt tại đây, “Made In China” được gắn lên hàng ngàn nhãn hàng cao cấp, xa xỉ có xuất xứ từ châu Âu, châu Mỹ từ nhiều thập niên trước. Điển hình, Iphone “Made In China” là sản phẩm công nghệ trí tuệ tiên tiến do Apple của Mỹ tạo ra; nhưng khâu sản xuất hoàn toàn được công nghiệp hóa tại Trung Quốc… Trong đó, Piano là sản phẩm không phải là ngoại lệ – đây là xu hướng phát triển tất yếu của ngành công nghiệp nhẹ trong thời đại mới.
Trong giới hạn bài viết, TED SAIGON sẽ cung cấp, giới thiệu cho quý vị một số nhà sản xuất Piano điển hình của Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc (Made in China).
1. Bluthner (Đức, Est.1853)
Thương hiệu Bluthner được sản xuất tại nhà máy J.Bluthner (Đức)
Năm 1997, Bluthner sản xuất thương hiệu con “Haessler” tại nhà máy J.Bluthner (Đức)
Năm 2003, Bluthner sản xuất thương hiệu Piano con “Breitmann” theo theo hình thức OEM tại Nhà máy Piano Yohahy (China) và phân phối tại thị trường Châu Á.
Năm 2006, Bluthner thành lập nhà máy tại Quảng Châu, Trung Quốc; sản xuất thương hiệu Piano con “Irmler” dòng tiêu chuẩn với số lượng trung bình 5.000 chiếc/năm.
Năm 2011, Bluthner đầu tư 19 triệu USD xây dựng nhà máy Piano thứ hai cũng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Nhà máy hiện có công suất 15.000 chiếc/năm. Đồng thời nâng tổng số kênh phân phối trên toàn thế giới của Bluthner hơn 40 đại lý.
Đầu năm 2014, Bluthner đầu tư 2,4 tỷ nhân dân tệ xây dựng nhà máy thứ ba ở Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc với diện tích 400.000 m2, chuyên cung cấp gỗ và sản xuất các phận Piano quan trọng các công ty Piano của mình tại Trung Quốc cũng như cho các hãng Piano khác.
Tháng 10 năm 2014, Bluthner ký thỏa thuận đầu tư 75 triệu đô la vào thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc để xây dựng một nhà máy Piano khác chuyên sản xuất đàn dòng piano “Irmler” cao cấp.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
2. Baldwin (Mỹ, Est.1857)
Tháng 12 năm 2008, nhà máy thuộc thương hiệu Piano nổi tiếng của Mỹ – Baldwin tại Trumann, Arkansas quyết định giảm quy mô sản xuất, tập trung sản xuất Piano phiên bản giới hạn theo đơn đặt hàng của các nghệ sĩ Piano.
Baldwin xây dựng nhà máy Piano mới ở Zhongshan và Dongbei, China. Baldwin tập trung sản xuất Upright Piano, models: Hamilton studio, B342, B442, B243, B247, BP1, BP3, BP5, Acrosonic 2096 và 2090.
Ngoài ra một số ít models Grand Piano, Baldwin hợp tác với Parsons Music, China dưới hình thức OEM để sản xuất theo thông số, tiêu chuẩn, quy cách của mình.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
3. C.Bechstein (Đức, Est.1853)
C.Bechstein có hai nhà máy sản xuất Piano ở Seifhennersdorf, Đức và Cộng hòa Séc sản xuất hơn 4.500 chiếc Piano/năm (trong đó chỉ có 30 – 50 Grand Piano).
Thương hiệu con của Bechstein là W. Hoffmann ban đầu sản xuất ở Cộng hòa Séc với giá khởi điểm 5.000 euro. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu thị trường, Mr Schulze – Giám đốc Bechstein nhận định “Châu Á rõ ràng là thị trường tiêu thụ đàn piano lớn nhất hiện nay, Châu Âu chỉ đóng vai trò phụ và không phải bất kỳ khách hàng nào tại Châu Âu cũng sẵn sàng trả 5.000 euro cho một chiếc đàn Piano” ; ông quyết định hợp tác với nhà sản xuất piano Trung Quốc Hailun (những năm 1990) theo hình thức OEM để sản xuất thương hiệu Piano Euterpe, W. Hoffmann, Feurich, Zimmermann (trước đây là thương hiệu Piano của Mỹ, Est.1884 và được Bechstein mua lại năm 1992)
Năm 1997, Bechstein hợp tác cùng Yantai Perzina Piano, China theo hình thức OEM để sản xuất thương hiệu Sängler & Söhne (trước đây thuộc Heinrich Haegele, Đức, Est.1846)
Quý 3 năm 2005, C.Bechstein liên doanh với Samick Musical Instruments thành lập nhà máy sản xuất Piano tại Thượng Hải, Trung Quốc nhằm sản xuất và cung cấp đàn cho thị trường Đông Âu, châu Á và Mỹ.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
4. Schimmel (Đức, Est.1885)
Schimmel hiện tại sở hữu hai nhà máy sản xuất Piano lớn tại Braunschweig (Đức) và Kalisz (Ba Lan). Bên cạnh thương hiệu chính, Schimmel còn nổi tiếng với ba thương hiệu con là “Schimmel Konzert”, “Schimmel Classic” và “Wilhelm Schimmel” cũng được sản xuất chủ yếu tại 2 nhà máy này.
Năm 2016, Schimmel bán lại 90% cổ phần cho Pearl River Piano Group – tập đoàn sản xuất Piano lớn nhất thế giới. Với tiềm lực tài chính dồi dào, cơ sở hạ tầng và hệ thống bán hàng rộng lớn, khắp nơi trên thế giới, sau khi nắm quyền điều hành Schimmel và sở hữu bản quyền thiết kế/công nghệ… Schimmel cùng Pearl River nâng cấp chất lượng sản phẩm nội địa theo tiêu chuẩn của Schimmel, tạo lợi thế cạnh tranh khi tiếp cận và mở rộng thị trường Trung Quốc nói riêng và Châu Á nói chung. Tiêu biểu là thương hiệu Fridolin Schimmel được sản xuất theo hình thức OEM. Các Models Fridolin Schimmel đều đang được sản xuất tại nhà máy Pearl River như: F 130, F 123, F 121, F 116,…
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
5. YAMAHA
Năm 1887, nhà máy sản xuất nhạc cụ Yamaha (Nhật) được thành lập.
Năm 1900, Yamaha bắt đầu sản xuất Upright Piano tại thị trường Nhật
Năm 1973, Yamaha mở nhà máy sản xuất piano ở Thomaston, Georgia (Hoa kỳ). Năm 2007, do suy thoái kinh tế nhà máy Yamaha buộc phải đóng cửa tại thị trường Mỹ.
Năm 1995, Yamaha liên doanh với Pearl River theo hình thức OEM để sản xuất thương hiệu “Eterna” xuất khẩu đến thị trường châu Âu và châu Mỹ.
Năm 2002, Yamaha đánh dấu bước dịch chuyển sản xuất Piano quan trọng khi thành lập nhà máy Hangzhou Yamaha Musical Instrument với sản lượng sản xuất hằng năm đạt 70.000 chiếc và 5 chi nhánh phân phối Piano khác tại thị trường Trung Quốc.
Năm 2008, Yamaha mua lại và sở hữu thương hiệu Piano nổi tiếng của Áo là Bösendorfer (Austria, Est.1828)
Năm 2017, Yamaha thành lập nhà máy sản xuất Piano tại East Jakarta, Indonesia.
6. YOUNG CHANG
Năm 1956, nhà máy sản xuất Piano Young Chang (Hàn Quốc) được thành lập.
Năm 1985, Young Chang mua lại và sở hữu hãng Piano Weber & Co. (Mỹ, Est.1852). Young Chang sản xuất 2 dòng đàn chính của thương hiệu này là Weber và Albert Weber.
Năm 1995, Young Chang thành lập nhà máy sản xuất Piano tại Tianjin, Trung Quốc hơn 200.000 m2. Ngày nay, nhà máy này sản xuất thương hiệu piano Young Chang và Weber, còn thương hiệu Albert Weber được sản xuất tại Hàn Quốc.
Năm 2006, Hyundai Development Company (công ty xây dựng và dân dụng của Hàn Quốc) mua lại Young Chang.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
8. SAMICK
Năm 1958, nhà máy sản xuất Piano Samick (Hàn Quốc) được thành lập.
Năm 1985, Samick mua lại, sở hữu và sản xuất thương hiệu Piano Kohler & Campbell (Mỹ, Est.1896) cho thị trường Mỹ và Châu Á.
Năm 1989, Samick thành lập nhà máy Piano mới tại Harbin,Trung Quốc; sản xuất đàn cho thị trường Châu Á
Năm 1990, Samick thành lập nhà máy Piano mới tại Bogor, Indonesia; sản xuất đàn cho thị trường Mỹ.
Năm 2002, Samick mua lại và sở hữu thương hiệu C.Bechstein (Đức, Est.1853)
Năm 2002, Samick hợp tác với thương hiệu Piano Wm. Knabe (Mỹ, Est.1837) theo hình thức OEM và sản xuất 03 Series chính mang thương hiệu Knabe gồm: Wm. Baltimore Series, Wm. Academy Series và Wm. Concert Series
Năm 2003, Samick hợp tác với thương hiệu Piano Pramberger (Áo, Est.1779) theo hình thức OEM và sản xuất 03 Series chính mang thương hiệu Pramberger gồm: Legacy Series, Signature Series và J.P.Platinum Series
Năm 2008, Samick mua lại và sở hữu thương hiệu Piano Seiler (Đức, Est.1849) và sản xuất 02 Series chính mang thương hiệu Seiler gồm: Eduard Series và Johannes Series.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
Thay lời kết
Không như thập niên 90 của thế kỷ trước, người ta ưu tiên lựa chọn Pin điện thoại Nokia “Made In Finland”, Iphone “Made In USA”, Honda “Made in Japan”… Ngày nay, Mercedes, Honda, Samsung, LG… “Made in Vietnam”, hoặc Iphone “Made in China” đã trở nên quen thuộc và phổ biến.
Thế giới phẳng, thông tin và công nghệ gần như không còn giới hạn. Ngành sản xuất piano cũng vậy, trong “Made in China” có dòng máu của “Germany” và trong “Made in Germany” có xương thịt của “China”.
TED SAIGON – ĐỊA CHỈ TIN CẬY, UY TÍN
Mỗi sản phẩm đều được nhà sản xuất dày công nghiên cứu để phục vụ từng đối tượng cụ thể, không gian nhất định, mục đích sử dụng khác nhau. Để chọn cho mình chiếc Piano tốt với giá cả phù hợp, vui lòng liên hệ TED SAIGON để được tư vấn chu đáo, tận tình và đến trải nghiệm trực tiếp sản phẩm.
Chi nhánh TP.HCM:
- CS1: 204 Phạm Thái Bường, P. Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
- CS2: 107 Đào Trí, phường Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM
Chi nhánh Hà Nội:
- CN 01: 74 Trương Công Giai, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
“Chúng tôi, TED SAIGON dưới sự dẫn dắt của Nhà âm nhạc học, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà
luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý vị”
Liên hệ để được hỗ trợ & trải nghiệm: [Hotline - 0836 006 600]