Piano thế giới đa dạng trong “Made in China” |
Theo số liệu thống kê của China Art Association (Hiệp hội nghệ thuật Trung Quốc) và Daxue Consulting (Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường tài chính), các gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc chú trọng đầu tư việc học âm nhạc cho con cái của họ ngày càng nhiều, đặc biệt là Piano.
Số liệu gần nhất (năm 2018), Trung Quốc có khoảng 50 triệu trẻ em đang theo học các bộ môn nhạc cụ khác nhau. Các nhà máy sản xuất nhạc cụ tại Trung Quốc cũng phát triển mạnh, đứng đầu thế giới. Riêng Piano, số lượng đàn được sản xuất và xuất khẩu ra thị trường thế giới chiếm gần 80%, bao gồm thương hiệu nội địa và các thương hiệu ngoại nhập Âu-Á-Mỹ.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài và sức cạnh trạnh quá lớn về giá và chất lượng của piano được sản xuất từ Châu Á (China, Indonesia, Korea, Japan), số lượng nhà sản xuất piano tại châu Âu đã giảm đáng kể. Số lượng đàn có nguồn gốc từ Châu Âu xuất ra thị trường toàn cầu giảm 70%.
Tính hết năm 2013, cứ 100 gia đình ở Trung Quốc thì có 3 gia đình sở hữu Piano và con số này đã tăng gấp 4 đến năm 2020. Tuy nhiên vẫn còn thấp so với các quốc gia/vùng lãnh thổ khác như Nhật, Châu Âu, Hoa Kỳ (20-30 chiếc Piano/100 gia đình). Vì vậy, sức tiêu thụ của thị trường piano Trung Quốc vẫn còn rất lớn, đó cũng là lý do mà nhiều hãng piano châu Âu đầu tư cơ sở sản xuất hoặc hợp tác với các nhà máy piano của Trung Quốc để sản xuất tại chỗ.
Một thống kê khác của thời báo China Daily, riêng thị trường nhạc cụ tỷ đô của Trung Quốc, hiện tại có khoảng 6.000 công ty sản xuất lớn nhỏ khác nhau, số lượng này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng (cả các nhà sản xuất nhạc cụ nội địa và cả các nhà sản xuất Quốc tế).
Trung Quốc thực sự đã là công xưởng quốc Tế khi hầu hết các hãng sản xuất đều có mặt tại đây, “Made In China” được gắn lên hàng ngàn nhãn hàng cao cấp, xa xỉ có xuất xứ từ châu Âu, châu Mỹ từ nhiều thập niên trước. Điển hình, Iphone “Made In China” là sản phẩm công nghệ trí tuệ tiên tiến do Apple của Mỹ tạo ra; nhưng khâu sản xuất hoàn toàn được công nghiệp hóa tại Trung Quốc… Trong đó, Piano là sản phẩm không phải là ngoại lệ – đây là xu hướng phát triển tất yếu của ngành công nghiệp nhẹ trong thời đại mới.
Trong giới hạn bài viết, TED SAIGON sẽ cung cấp, giới thiệu cho quý vị một số nhà sản xuất Piano tiêu biểu có ảnh hưởng lớn đến thị trường nhạc cụ Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
1. PEARL RIVER
Pearl River – từ sản xuất thương hiệu nội địa đến sản xuất thương hiệu Âu-Mỹ (OEM)
Pearl River thành lập năm 1956 dưới sự bảo trợ mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc qua hơn 60 năm phát triển; Pearl River đã nhanh chóng chứng minh cho thị trường nội địa và thế giới sự tăng trưởng đột phá trở thành “gã khổng lồ Đức, gốc China” trong ngành Piano.
Pearl River hiện sở hữu nhà máy hơn 1 triệu m2 với hơn 4.500 nhân viên cùng hệ thống kho hàng và đại lý rộng khắp thế giới: California, Kentucky, New York, Toronto, Việt Nam, Đức, Úc, Canada, Anh,… Trung bình mỗi năm Pearl River sản xuất 150,000 chiếc đàn (khoảng 500 chiếc Piano mỗi ngày) và xuất khẩu đến hơn 120 quốc gia.
Các thương hiệu thuộc sở hữu của Pearl River: Ritmuller, Kayserburg, Schimmel, Pearl River,….
Năm 1999, Pearl River mua lại thương hiệu Piano Ritmuller (thương hiệu piano huyền thoại của Đức được thành lập từ năm 1795) chuyên sản xuất piano tiêu chuẩn châu Âu.
Năm 2009, Lothar Thomma và Stephan Mohler (hai nhà chế tác Piano bậc nhất thế giới, giám đốc kỹ thuật Pearl River) cho ra đời thương hiệu Kayserburg – sự đột phá về khái niệm piano mới với tiêu chí “Built by Artists for Artists” (nghệ thuật vị nghệ thuật). Kayserburg Piano được sản xuất và lắp ráp tại 02 nhà máy nổi tiếng thế giới là Shimmel Factory (Đức) và Pearl River Factory (China).
Năm 2005, Pearl River hợp tác với Steinway & Sons theo hình thức OEM sản xuất 02 thương hiệu con là “Essex” và “Lang Lang”. Các mẫu đàn Piano Essex hiện tại Pearl River đang sản xuất gồm: Classic studio, Empire studio, French Formal, Contemporary, English Country, Queen Anne, Continental, Institutional studio.
Năm 2012 (đã 08 năm, tính đến 2020), Pearl River bắt đầu hợp tác với các hãng Piano của Mỹ cũng theo hình thức OEM. Điển hình là “Cristofori” và “Paul A. Schmitt” thuộc hãng Jordan Kitt’s Music (Mỹ, Est 1912).
Năm 2016, sau khi sở 90% cổ phần Schimmel Piano (Đức). Pearl River cùng với Schimmel cho ra đời thương hiệu Fridolin Schimmel giới thiệu và phân phối chủ yếu ở thị trường Châu Á. Các Models Fridolin Schimmel đều đang được sản xuất tại nhà máy Pearl River: F 130, F 123, F 121, F 116.
Ngoài ra, Pearl River cũng đang sản xuất thương hiệu Piano Beale (Úc, Est.1893) theo hình thức OEM và phân phối cho thị trường Úc và Châu Á.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
2. HAILUN
Năm 1986, Hailun sản xuất linh kiện piano
Năm 1995, Hailun gia công (lắp ráp) piano.
Năm 2000, Hailun chính thức sản xuất piano. Nhà máy Hailun gồm 800 nhân viên, diện tích hơn 400.000 m2.
Hailun sản xuất Piano cho 05 thương hiệu: Hailun, Rosler, Cline, Emerson, Wendl & Lung, Feurich.
Năm 1993, thương hiệu Rosler (CH Séc, Est.1878) sau khi được Petrof (CH Séc, Est.1864) mua lại và hợp tác với Hailun dưới hình thức OEM, đánh dấu sự có mặt đầu tiên tại thị trường Châu Á của thương hiệu Piano Cộng hòa Séc. Hailun đồng thời trở thành nhà phân phối độc quyền thương hiệu Piano Petrof tại thị trường Trung Quốc (trừ Bắc Kinh)
Hailun cùng Cline Piano (Mỹ, Est.1889) hợp tác dưới hình thức OEM đổi mới thiết kế và nâng cao chất lượng thương hiệu Cline theo tiêu chuẩn Mỹ với giá thành cạnh tranh.
Hailun cùng công ty Emerson (Boston, Mỹ, Est.1849) hợp tác dưới hình thức OEM phát triển lại thương hiệu Piano Emerson (sau gần 2 thế kỷ ngưng hoạt động) để phân phối tại thị trường Mỹ.
Hailun hợp tác theo hình thức OEM với hãng Piano nổi tiếng khác là C.Bechstein (Đức, Est.1853) sản xuất thương hiệu Piano Zimmermann (trước đây là thương hiệu Piano của Mỹ, Est.1884 nhưng đã được C.Bechstein mua lại).
Năm 2003, Hailun với Peter Veletzky – “Piano master building” nhà chế tác Piano trẻ nhất nước Áo (22 tuổi), thế hệ thứ 4 thuộc dòng tộc Wendl & Lung (Vienna, Est.1910) cùng hợp tác sản xuất thương hiệu Piano Wendl & Lung theo hình thức OEM. Hiện nay thương hiệu Wendl & Lung là thương hiệu Piano nổi tiếng được ưa chuộng tại 5 Châu lục và 65 vùng lãnh thỗ khác nhau.
Năm 2009, Hailun bổ nhiệm Rolf Ibach – nhà chế tác, chủ sở hữu thương hiệu Piano Rud. Ibach Sohn (Đức Est.1794) kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và giám sát quy trình sản xuất.
Năm 2012, Hailun hợp tác sản xuất OEM với thương hiệu Piano Feurich (Vienna, Est.1851) để sản xuất dòng Upright thương hiệu Feurich cung ứng cho thị trường Châu Âu.
Năm 2011, Hailun bắt đầu tìm nguồn cung cấp gỗ Vân sam của nước Áo có chất lượng hoàn mỹ để sản xuất soundboards cho các models phiên bản giới hạn và cao cấp. Ngoài ra Hailun hợp tác với đội ngũ chuyên gia cao cấp đến từ Nhật Bản (Ema Shigeru), Châu Âu (Stephen Paulello, Claire Trichet, Sibin Zlatkovic, Peter Veletzky) và Hoa Kỳ (Frank Emerson) để tư vấn, thiết kế, trực tiếp tham gia sản xuất tại nhà máy Hailun.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
3. PARSONS MUSIC LIMITED
Parsons Music thành lập năm 1986, là nhà phân phối nhạc cụ và đào tạo âm nhạc, có trụ sở chính tại Hồng Kông, hơn 100 đại lý và 80 trường dạy nhạc trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.
Đại lý lớn nhất của Parsons Music có diện tích 17.000 m2 nằm trong Wonderful World of Whampao Garden – Quảng trường Âm nhạc lớn ở Hồng Kông. Cổ đông lớn của Parson Music là Yichang Jinbao Music Instrument Manufacture và Long Win International Development.
Năm 1997, Parsons Music tham gia sản xuất piano và trở thành nhà sản xuất Piano lớn thứ ba tại Trung Quốc. Các thương hiệu piano Parsons Music đang sản xuất gồm Yangtze River, Toyama và Schönbrunn.
Năm 1999, Parsons Music sản xuất thương hiệu Piano Schönbrunm (Đức, Est.1876) theo hình thức OEM
Parsons Music sản xuất thương hiệu Piano Barrate & Robinson (Anh Quốc, Est.1877) theo hình thức OEM và được cấp phép bán tại Trung Quốc.
Parsons Music sản xuất thương hiệu Piano Brodmann (Ý, Est.1810) theo hình thức OEM với 02 Series chính Professional Edition (PE) và Conservatory Edition (CE)
Năm 2013, Parson Music mua và sở hữu thương hiệu Piano Wilhelm Steinberg (Đức, Est.1877) và sản xuất 02 Series chính Signature (Models: Amadeus, Passione) và Performance.
Parson Music sản xuất một số mẫu đàn Piano phiên bản giới hạn (chọn lọc) thuộc thương hiệu Kawai (Japan, Est.1927) theo hình thức OEM và chỉ bán trong các cửa hàng của Parsons Music tại thị trường Trung Quốc. Đặc biệt Parson Music độc quyền phân phối thương hiệu Piano cao cấp nhất của Kawai là: Shigeru Kawai
Parson Music còn là cổ đông lớn và phân phối thương hiệu của các nhà sản xuất piano Châu Âu, tiêu biểu như: Grotrian (Đức, Est.1835), Rönisch (Đức, Est.1845), Sauter (Đức, Est.1819), Fazioli (Ý, Est.1981), Seiler (Ba Lan, Est.1849 – Samick mua lại năm 2008)
4. BEIJING HSINGHAI MUSICAL INSTRUMENTS
Được biết dưới 2 tên gọi Beijing Hsinghai Piano Group Limited hay Beijing Xinghai Piano Group Limited – là nhà máy sản xuất Piano đầu tiên tại Trung Quốc thành lập năm 1949, chuyên sản xuất nhạc cụ phương Tây như đàn piano và đàn Accordion cũng như nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc như Yangqin, Ruan và Sheng.
Beijing Xinghai là một trong những nhà sản xuất nhạc cụ lớn nhất ở Trung Quốc với diện tích nhà máy 300.000 m2 và hơn 4.000 nhân viên. Sản lượng hằng năm đạt 50.000 chiếc.
Beijing Xinghai hiện tại sản xuất thương hiệu Piano Hallet Davis theo hình thức OEM và sở hữu bộ sưu tập “Di sản” dòng đàn piano Hallet Davis (H&D) với những cây đàn upright piano và grand piano size nhỏ. Hallet Davis là thương hiệu đàn piano lâu đời nhất của Hoa Kỳ từ năm 1835 với tên ban đầu là Brown & Hallet, sau đó đổi thành Hallet Davis vào năm 1843. Thương hiệu Hallet Davis có trước chiếc đàn piano lâu đời thứ hai ở Hoa Kỳ của Weber 1852 và cây đàn lâu đời thứ ba ở Hoa Kỳ của Steinway & Sons 1853.
Beijing Xinghai mua lại nhà máy sản xuất piano duy nhất của Ba Lan – Calisia (Est.1878) và tiếp tục sản xuất, sở hữu thương hiệu Calisia.
Beijing Xinghai hiện đang sản xuất thương hiệu Piano Gors & Kallmann (Đức, Est.1877) dưới hình thức OEM cho thị trường Châu Á.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
5. HANGZHOU GOODWAY PIANO
Hangzhou Goodway thành lập năm 2000, hiện là thành viên của “Hiệp hội Âm nhạc Quốc tế” và “Hiệp hội Âm nhạc Trung Quốc”. Hangzhou Goodway sở hữu nhà máy 100.000 m2 và sản xuất 40.000 chiếc Piano/năm.
Hangzhou Goodway sản xuất hơn 80 mẫu đàn Upright Piano và 20 mẫu đàn Grand Piano thuộc 04 thương hiệu Goodway, S.Ritter, Wisdom và Chan & Sohn
Ba thị trường chính của Hangzhou Goodway là Bắc Mỹ, Đông Âu, Trung và Đông Nam Á cùng mạng lưới bán hàng rộng khắp, không chỉ dừng ở thị trường trong nước mà còn ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và 39 nước phát triển khác.
Năm 2006, Hangzhou Goodway mua lại và sở hữu thương hiệu S.Ritter (Đức, Est. 1828) và sản xuất, phân phối S.Ritter cho thị trường châu Á.
6. SHANGHAI ARTMANN PIANO
Shanghai Artmann thành lập cuối thế kỷ 20; là công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối đàn piano với thương hiệu “Artmann” và “Heador”.
Shanghai Artmann sở hữu hơn 15 dây chuyền sản xuất hiện đại, diện tích 3000 m2. Mỗi quy trình sản xuất đàn piano của Shanghai Artmann đều được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống chất lượng quốc tế ISO 9001 cùng đội ngũ kỹ sư người Đức nhằm nỗ lực không ngừng hướng tới “quốc tế hóa, tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa và sản xuất công nghiệp đạt hiệu quả cao nhất”
Số lượng đàn Upright & Grand Piano sản xuất hằng năm của Shanghai Artmann khoảng 20.00 chiếc và được xuất khẩu sang các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Úc, Nga, Nam Afraic, Chile, hơn 50 quốc gia khác nhau và 30 tỉnh, thành phố tại hệ thống 143 đại lý của Shanghai Artmann.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
7. NANJING SCHUMANN PIANO
Nanjing Schumann – một trong những nhà sản xuất đàn piano lâu đời nhất Trung Quốc, thành lập năm 1956 với tên gọi ban đần là Nanjing Moutrie, chuyên sản xuất thương hiệu piano Moutrie để tưởng nhớ Pianist, chuyên gia kỹ thuật Piano (người Anh), người đầu tiên đến Trung Quốc và đóng góp lớn trong việc đào tạo tay nghề sữa chữa, tinh chỉnh, phục chế Piano cho hàng loạt thế hệ kỹ viên đầu tiên của Trung Quốc.
Nhà máy Nanjing Moutrie có diện tích 650.000 feet vuông và sản xuất 10.000 chiếc piano hàng năm.
Năm 1984, Nanjing Moutrie mua lại, sở hữu và sản xuất hai thương hiệu Piano lâu đời của Đức “Schumann” và “Steiner” sau đó đổi tên nhà máy thành Nanjing Schumann như ngày nay.
Năm 2012, Nanjing Schumann mua lại và sở hữu thương hiệu Piano George Steck (Đức, Est.1857). Hiện thương hiệu Piano George Steck đang được sản xuất và phục vụ chủ yếu cho thị trường Mỹ.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
8. YANTAI PERZINA PIANO
Yantai Perzina – nhà máy sản xuất Piano Trung Quốc thành lập năm 1988 với diện tích 32.000 m2 và sản lượng hằng năm trên 10.000 chiếc.
Năm 1997, Yantai Perzina hợp tác cùng Piano Eavestaff (Anh Quốc, Est.1823) dưới hình thức OEM và sản xuất thương hiệu Piano Eavestaff cho thị trường Âu-Á
Năm 1997, Yantai Perzina hợp tác cùng Piano Carl Ebel & Sohn Unna (Đức, Est.1877) dưới hình thức OEM và sản xuất thương hiệu Piano Ebel cho thị trường Âu-Á
Năm 2003, Yantai Perzina hợp tác cùng Piano Perzina (Đức, Est.1871) dưới hình thức OEM và sản xuất thương hiệu Piano Perzina và G. Steinberg (Đức, Est.1908) gồm dòng đàn Upright và Grand Piano
Năm 2003, Yantai Perzina hợp tác cùng Piano C.Bechstein dưới hình thức OEM và sản xuất thương hiệu Piano Sängler & Söhne (trước đây thuộc Heinrich Haegele, Đức, Est.1846)
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
9. DONGBEI PIANO GROUP
Dongbei Piano – nhà máy Piano thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc thành lập năm 1952, chuyên sản xuất đàn Upright Piano thương hiệu Sagenhaft. Năm 1994, họ bắt đầu xuất khẩu thương hiệu này đến thị trường Mỹ.
Năm 1988, thương hiệu Piano Nordiska (Thụy Điển, Est.1880) được Dongbei Piano mua lại, sở hữu bằng sáng chế, công nghệ và Dongbei Piano tiếp tục sản xuất, xuất khẩu Nordiska đến thị trường Âu, Á, Mỹ.
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
10. MACHENG HUAYIN MUSICAL INSTRUMENTS
Macheng Huayin thành lập năm 1983, ban đầu sản xuất và cung ứng đàn Piano cho thị trường nội địa Trung Quốc. Nhà máy Macheng Huayin gồm 11 dây chuyền sản xuất hiện đại nằm trong diện tích rộng 38.000 m2 với sản lượng Piano sản xuất hằng năm đạt gần 10.000 chiếc.
Năm 2009, Macheng Huayin mở rộng xuất khẩu đàn piano đến hơn 38 quốc gia.
Thương hiệu Piano chính của Macheng Huayin là Middleford.
Ngoài ra, Macheng Huayin cũng hợp tác nhiều với các hãng Piano trong và ngoài nước sản xuất Piano theo hình thức OEM (Original Equipment Manufacturer) & ODM (Original Design Manufacturer)
(Hình ảnh logo các thương hiệu)
11. ZHEJIANG YUEYUN PIANO
Zhejiang Yueyun thành lập năm 2000 với hơn 200 công nhân và 80 chuyên gia kỹ thuật viên. Sản lượng Piano sản xuất hàng năm là 4.000 chiếc.
Năm 2011, Zhejiang Yueyun hợp tác với thương hiệu Piano nổi tiếng của Áo – K.Clara (Est.1813) để sản xuất theo hình thức OEM, phân phối cho thị trường châu Á và châu Âu
12. J.SDER PIANO
J.Sder thành lập năm 2002 – một trong những nhà sản xuất Piano lớn nhất tỉnh Chiết Giang, thành viên của “Hiệp hội Nhạc cụ Trung Quốc”. Hơn 60% sản phẩm của J.Sder đã được xuất khẩu đến 10 quốc gia phát triển: Hoa Kỳ, Pháp, Hy Lạp, Ai Cập, Ireland, Úc, Singapore, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thương hiệu Piano thuộc sở hữu của J.Sder gồm Wagner, Evangeline, Cosima, Jest
Năm 2005, J.sder hợp tác với Công ty Sản xuất đàn Piano Arledge của Mỹ để phát triển dòng đàn “Concert Stage performance pianos” dành cho biểu diễn chuyên nghiệp.
Thay lời kết
Không như thập niên 90 của thế kỷ trước, người ta ưu tiên lựa chọn Pin điện thoại Nokia “Made In Finland”, Iphone “Made In USA”, Honda “Made in Japan”… Ngày nay, Mercedes, Honda, Samsung, LG… “Made in Vietnam”, hoặc Iphone “Made in China” đã trở nên quen thuộc và phổ biến.
Thế giới phẳng, thông tin và công nghệ gần như không còn giới hạn. Ngành sản xuất piano cũng vậy, trong “Made in China” có dòng máu của “Germany” và trong “Made in Germany” có xương thịt của “China”.
TED SAIGON – ĐỊA CHỈ TIN CẬY, UY TÍN
Mỗi sản phẩm đều được nhà sản xuất dày công nghiên cứu để phục vụ từng đối tượng cụ thể, không gian nhất định, mục đích sử dụng khác nhau. Để chọn cho mình chiếc Piano tốt với giá cả phù hợp, vui lòng liên hệ TED SAIGON để được tư vấn chu đáo, tận tình và đến trải nghiệm trực tiếp sản phẩm.
Chi nhánh TP.HCM:
- CS1: 204 Phạm Thái Bường, P. Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
- CS2: 107 Đào Trí, phường Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM
Chi nhánh Hà Nội:
- CN 01: 74 Trương Công Giai, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
“Chúng tôi, TED SAIGON dưới sự dẫn dắt của Nhà âm nhạc học, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà
luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý vị”
Liên hệ để được hỗ trợ & trải nghiệm: [Hotline - 0836 006 600]